Điện nước Anh Quân xin kính chào quý khách hàng! Hôm nay, Anh Quân lại xin được chia sẻ cùng quý khách 1 câu chuyện vui về người thợ sửa chữa tàu. Mời các bạn cùng xem bài viết!
Có một con tàu khổng lồ bị hỏng động cơ đang nằm ngoài bến. Các thủy thủ, các nhân viên và 2 ông chủ tàu hì hục sửa đã nửa ngày không xong. Họ cũng đã tìm hết chuyên gia này đến thợ sửa chữa khác, nhưng chưa một thợ sửa chữa tàu nào làm cho động cơ nhả khói.
Lịch trình đã có, hàng hóa đã chất đầy tàu, thủy triều lại sắp xuống, nước rút, tàu còn có nguy cơ mắc cạn. Hai ông chủ buộc phải đôn đáo đi hỏi thăm xem khu vực còn có thợ sửa chữa tàu giỏi nào khác hay không. Lang thang nửa giờ ngoài đường trời nắng, họ được đám trẻ chỉ vào một ngôi biệt thự và bảo; “Trong đó có một sư tổ về động cơ, 1 bậc thầy sửa chữa tàu, 1 người hành nghề sửa tàu từ khi mới 12 tuổi .”
Há hốc mồm và nghe theo lời đám trẻ, Hai ông chủ tìm vào nhà ông thợ sửa chữa tàu. Sau hơn 10 phút năn nỉ, họ mới nhận được cái gật đầu của ông.
Ông thợ sửa chữa tàu bắt đầu công việc của mình
Họ mời ông thợ già lên đường. Ông thợ sửa chữa tàu mang theo một túi đồ nghề khá lớn. Khi đến nơi, ông già lập tức bắt tay vào việc. Ông thợ sửa chữa tàu bắt đầu ngó nghiêng kiểm tra động cơ bên phải, rồi cúi xuống kiểm tra rất kỹ lưỡng bên trái.
Hai trong số những người chủ của con tàu vẫn đang ở đó, theo dõi kỹ lưỡng ông thợ sửa chữa tàu, hy vọng là ông ta sẽ làm được gì đó. Sau khi xem xét mọi thứ một hồi lâu, ông thợ sửa chữa tàu thò tay vào túi và rút ra một chiếc búa nhỏ. Ông nhẹ nhàng gõ vào một cái gì đó. Ngay lập tức, động cơ hoạt động ầm ầm trở lại. Ông thợ sửa chữa tàu cẩn thận cất chiếc búa của mình vào túi. Động cơ đã sửa chữa xong!
Một tuần sau, những người chủ nhận được hóa đơn từ ông thợ già sửa chữa tàu với giá 10 nghìn đô la.
“Gì?!” hai chủ tàu đều ngửa bàn tay và kêu lên. “Ông ấy hầu như không sửa một cái gì cả!”
Không vừa lòng, họ đã viết cho ông thợ già một bức thư với nội dung: “Xin vui lòng gửi cho chúng tôi một hóa đơn chi tiết.”
Ông thợ sửa chữa tàu đã gửi một hóa đơn nội dung như sau;
“Một nhát gõ bằng búa trị giá 2 Đô la,
Biết gõ vào chỗ nào trị giá 9.998,000 Đô la.”
Cái giá ông thợ sửa chữa tàu lấy đúng hay không
Hai người chủ không hài lòng về chi phí sửa chữa vì cho rằng giá trị công việc của lão thợ sửa chữa tàu quá ít thời gian và thao tác quá nhẹ nhàng. Họ đã không để ý đến những yếu tố quan trọng hơn đó chính là; “Ông già đã tìm ra chính xác vị trí gây hư hỏng, từ đó xử lý sự cố nhanh chóng, triệt để.” Mà để có được điều đó, ông thợ sửa chữa tàu đã phải đánh đổi thời gian bằng hơn nửa đời người. Để có được kinh nghiệm đó, ông phải lăn lộn học hỏi mất biết bao công sức, thậm chí đánh đổi bằng cả những thất bại xương máu.
Thêm nữa, nó là bài học cho ông chủ tàu khi tìm không tìm đúng thợ, giải quyết công việc không được. Chưa kể đến, chủ tàu có mất thêm chi phí hay không. Cùng với đó là việc nước sắp rút, lịch trình đã lên, hợp đồng hàng hóa đã có. Giờ sai lệch lịch trình, đồng nghĩa với sai hợp đồng vận chuyển hàng hóa, phí tổn sẽ là bao nhiêu? Chưa kể đến chi phí cho thủy thủ, và các nhân viên khác ở lại trên tàu.
Thợ sửa chữa điện nước Anh Quân nghĩ gì về câu chuyện thợ sửa chữa tàu này
Trong mọi công việc những phát sinh đều có thể đến, việc đơn giản đi hay phức tạp lên đều có thể xảy ra. Nhưng tựu chung lại, chúng ta không thể vừa mong giải quyết công việc vừa nhanh gọn; Vừa “giá rẻ” trong khi chúng ta không tự làm được. Ta lại cũng không tìm được đúng đối tác để bàn giao công việc.
Vậy nên, trước mọi công việc, trước mọi sự việc phải suy xét thật kỹ rồi mới hành động. Việc, ông thợ sửa chữa tàu lấy thù lao cao như thế có thể không có thật. Nhưng, câu chuyện thực sự đã cho chúng ta một bài học thâm thúy, đầy ý nghĩa.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, bạn có quan điểm gì trong câu chuyện này không? Hãy trao đổi cùng điện nước Anh Quân qua Fanpage: https://www.facebook.com/suachuadiennuoctainha.com.vn
Anh Quân có các dịch vụ này, các bạn có thể tham khảo thêm;
Sửa chữa điện nước tại Thanh Xuân
Sửa chữa điện nước tại quận Tây Hồ
Nỗ lực là quan trọng, nhưng biết nỗ lực ở đâu mới tạo nên sự khác biệt!